Dù chưa nghe tiếng “nẫu” nào phát ra, nhưng cái âm “e” và vần “in” cất lên trên sân khấu, đặc sệt ngọn lúa bờ tre, luống khoai gốc rạ, là thấy ngay xứ sở bánh ít lá gai, nón lá Gò Găng, bánh tráng nước dừa, nồng nàn Bàu Đá... Đêm chung kết tiếng hát bolero của Hội đồng hương Bình Định trở thành cuộc giao lưu nồng ấm của những người con tha hương lập nghiệp đất phương Nam.
Trong một năm, mùa diễn của tuồng không chuyên (TKC) bắt đầu từ tháng Giêng đến khoảng tháng 7 (âm lịch), từ đó đến tận tháng Giêng năm sau là mùa “đói tờ”. Suốt những tháng dài nghỉ khan này, nghệ sĩ TKC đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền, với đời thường nhọc nhằn hơn lúc nào hết.
Giữa tháng 9.2015, lễ đón nhận bằng chứng nhận “Hát bội Bình Định là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” đã được tỉnh ta tổ chức trang trọng. Từ đó đến nay, tiếp tục có nhiều hoạt động, những thành công đáng ghi nhận trong việc bảo tồn và phát huy di sản độc đáo này.
Nghệ thuật Hát Bội có từ thời Trần (1226 - 1399), thịnh hành ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Bình Định. “Hát Bội” là lối hát có tám sân khấu đấu lưng nhau với các kép, nghệ sĩ tạo thành sân khấu tám mặt, hát chung một tuồng (vở) cùng lúc. Hướng Tây Bắc (thuộc cung Càn, tượng trưng cho Trời) dành cho vua, hoàng thân quốc thích và các quan đại thần thưởng lãm; các cửa sân khấu khác dành cho các hạng tuỳ tùng theo thứ bậc, phẩm hàm và cho thứ dân ai cũng được xem. “Bội” là gấp lên, nhân lên, để sân khấu trở thành tám tấm gương phản chiếu cuộc đời thực.
Cho đến nay, thông qua các đợt khai quật khảo cổ học người ta đã xác định được cách đây trên 2000 năm trên vùng đất Bình Định ngày nay đã có cư dân văn hóa Sa Huỳnh sinh sống. Từ đầu Công nguyên (năm 192) trên dải đất miền Trung Việt Nam đã hình thành một nhà nước cổ đại, đó là Nhà nước Chăm-pa
Tối ngày 28.8, Cuộc thi “Giọng ca Bolero Bình Định” do Hội đồng hương Bình Định tổ chức, đã diễn ra Lễ khai mạc tại Phòng trà – cafe Melody, 40- Nguyễn Giản Thanh, phường 15, quận 10, TP HCM.